Cẩm nang dịch vụ

Mô hình OSI là gì?

Mô hình OSI là gì?

Có nhiều tài liệu nói về OSI model – mô hình OSI là gì tuy nhiên lại quá phức tạp. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích khái niệm này theo cách dễ hiểu và dễ nhớ nhất.

OSI là viết tắt của cụm từ Open Systems Interconnect (Mô hình Kết nối Hệ thống Mở), được coi như một khung mô hình kết nối. Trong mô hình này, mỗi hệ thống mạng / hệ thống viễn thông sẽ được chia thành 7 tầng (layers), mỗi tầng này đảm nhiệm một chức năng riêng.

Mục đích của mô hình OSI là gì?

Mục đích chính của mô hình OSI là để giúp các chuyên gia có thể trực quan hóa những gì đang diễn ra trong hệ thống mạng của họ, từ đó giúp họ có thể kiểm soát, quản lý và xử lý các vấn đề tốt hơn.

Những nhà cung cấp giải pháp công nghệ cũng thường xuyên đề cập tới mô hình OSI để giúp khách hàng dễ hiểu và dễ lựa chọn hơn, xem giải pháp đó có phù hợp với hệ thống của khách hàng hay không.

Phân tầng trong mô hình OSI

Theo một cách trực quan, chúng tôi giúp bạn trả lời câu hỏi OSI là gì thông qua việc trình bày chi tiết như sau:

  • Tầng 07: Tầng ứng dụng
  • Tầng 06: Tầng trình bày
  • Tầng 05: Tầng phiên
  • Tầng 04: Tầng vận chuyển
  • Tầng 03: Tầng mạng
  • Tầng 02: Tầng liên kết
  • Tầng 01: Tầng vật lý

Mô hình OSI có bao nhiều lớp?

Mô hình OSI có 07 lớp bao gồm: Ứng dụng, trình bày, phiên, vận chuyển, mạng, liên kết, vật lý.

Tầng 7 – Tầng ứng dụng (Application)

Trong mô hình OSI, tầng thứ 7 được coi là tầng gần nhất với người dùng.

Chức năng của tầng ứng dụng (Application)

Tầng ứng dụng sẽ nhận thông tin từ người dùng và hiển thị dữ liệu cho người dùng. Mặc dù các ứng dụng không nằm trực tiếp trên layer 7 tuy nhiên nếu thiếu đi layer 7 thì người dùng sẽ không thể tương tác được. Điển hình là khi website của bạn bị DDoS, bạn sẽ nhận thấy ngay việc truy cập website gặp khó khăn hoặc website hiển thị một giao diện không đẹp.

Tầng 6 – Tầng trình bày (Presentation)

Tại tầng trình bày, các dữ liệu sẽ được mã hóa, xác thực… để đảm bảo mọi dữ liệu được truyền lên layer 7 an toàn và đúng định dạng mong muốn.

Tầng 5 – Tầng phiên (Session)

Tầng phiên sẽ giúp thiết lập, điều phối các giao tiếp giữa những ứng dụng.

Ví dụ:

  • Hệ thống sẽ đợi phản hồi trong bao lâu
  • Quản lý các cổng kết nối

Tầng 4 – Tầng vận chuyển (Transport)

Đây là một trong số những tầng quan trọng nhất và thường xuyên bị nhắm vào trong các cuộc tấn công DDoS do nó có vai trò như một mắt xích để giải quyết việc phối hợp dữ liệu giữa hệ thống đầu cuối và máy chủ.

Chức năng của tầng vận chuyển (Transport)

Layer 4 có chức năng điều phối luồng dữ liệu. Ví dụ như việc xử lý số lượng dữ liệu cần gửi, xử lý tốc độ truyền tải của các tệp tin, điểm xuất phát và kết thúc của dữ liệu…

Tầng 3 – Tầng mạng (Network)

Đây là tầng mà các chuyên gia nghiên cứu về mạng rất yêu thích do đó là nơi mà bạn sẽ tìm thấy hầu hết các chức năng của một bộ định tuyến (router).

Chức năng của tầng mạng (Network)

Tầng mạng chịu trách nhiệm chính là chuyển tiếp các gói tin chính xác thông qua các bộ định tuyến khác nhau. Ví dụ dễ gặp nhất, đó là bạn dùng mạng di động, có hàng triệu kết nối cùng một thời điểm. Nếu không có layer 3, các máy chủ sẽ không biết ai đang kết nối và muốn kết nối vào đâu.

Tầng 2 – Tầng liên kết (Datalink)

Đây là nơi sẽ xác định định dạng của dữ liệu trên mạng. Layer 2 có hai tầng con là MAC và LLC.

Tầng này cũng đồng thời kết hợp xử lý các lỗi từ tầng vật lý (Layer 1).

Tầng 1 – Tầng vật lý (Physical)

Cuối cùng, là tầng vật lý. Đây là nơi bao gồm mọi tài nguyên vật lý như cáp, ổ cắm, bộ định tuyến, máy tính (máy chủ)… là nền tảng để các tầng trên có thể hoạt động và kết hợp với nhau.


Bạn đã trả lời được câu hỏi OSI là gì chưa?

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi này cũng như các câu hỏi về layer 3,4,7 để phục vụ cho công việc của mình. Layer 3,4,7 là những layers quan trọng hay bị nhắm tới bởi tin tặc khi DDoS website.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ chống DDoS chuyên nghiệp giúp bảo vệ website của bạn. Mời bạn xem chi tiết dịch vụ.

Xem chi tiết tại –> Dịch vụ chống DDoS website

Các giao thức trong mô hình OSI

Trong mô hình OSI có hai loại giao thức được sử dụng: giao thức hướng liên kết (Connection – Oriented) và giao thức không liên kết (Connectionless).

Nguyên tắc phân tầng trong mô hình OSI

Mô hình gồm N = 7 tầng. OSI là hệ thống mở, phải có khả năng kết nối với các hệ thống khác nhau, tương thích với các chuẩn OSI.
Quá trình xử lý các ứng dụng được thực hiện trong các hệ thống mở, trong khi vẫn duy trì được các hoạt động kết nối giữa các hệ thống.
Thiết lập kênh logic nhằm mục đích thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các thực thể.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Gọi ngay khi cần 0938 227 199